Bạn biết gì về thăng bằng kiềm toan? Giải đáp sức khỏe

07:32 |

Khái niệm thăng bằng kiềm toan là gì? Người bị rối loạn thăng bằng kiềm toan có những triệu chứng và biểu hiện như thế nào?

Thăng bằng kiềm toan là gì?

Thăng bằng kiềm toan là sự duy trì ổn định các trị số kiềm toan bình thường của máu động mạch và tĩnh mạch. Trong đó, với người bình thường thì thăng bằng kiềm toan có các trị số như sau:
pHH+PCO2 (mmHg)HCO3- (mEq/L)
Động mạch7,37-7,4337-4336-4322-26
Tĩnh mạch7,32-7,3842-4842-5023-27

Cơ thể khỏe mạnh cần đạt sự cân bằng giữa độ acid và bazo. Khi nồng độ H+ và OH- tăng hoặc giảm thì nồng độ acid và bazo cũng thay đổi theo. Chỉ số pH càng thấp thì thì nồng độ H+ càng cao và ngược lại (tỷ lệ nghịch). Khi nồng độ pH xuống < 7,35 thì máu trong tình trạng toan còn khi pH > 7,45 thì máu trong tình trạng kiềm. Khi pH > 7,8 và < 6,8 cơ thể sẽ không còn tồn tại sự sống.

Triệu chứng khi bị rối loạn thăng bằng kiềm toan

Để chẩn đoán khi bị rối loạn thăng bằng kiềm toan cần phân tích pH, PaCO2, bicarbonate trong khí máu động mạch, ion đồ và bệnh sử của bệnh nhân. Rối loạn thăng bằng kiềm toan được chia thành hai loại chính là nhiễm toan và nhiễm kiềm. Sau đó tùy vào nguyên nhân, triệu chứng mà chia nhỏ hơn thành toan, kiềm hô hấp hay toan, kiềm chuyển hóa.
- Khi bị nhiễm toan hô hấp, người bệnh thường có biểu hiện như nhịp tim nhanh bất thường, loạn nhịp thất, khó thở, tăng huyết áp, da ấm đỏ lên. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu, tăng áp lực nội sọ, kích thích tim mạch và tăng nồng độ CO2 trong cơ thể.
- Khi bị nhiễm kiềm hô hấp gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, chóang váng, hôn mê, co cứng các cơ, tê quanh miệng, nhịp tim đập nhanh và loạn nhịp thất. Một số biểu hiện khác như lo lắng, bồn chồn, co giật,...
- Khi bị toan chuyển hóa khiến cho hệ thần kinh trung ương bị ức chế và gây ra những biểu hiện như người yếu, mệt, rối loạn định vị, loạn nhịp tim, rối loạn tri giác, gây bệnh loãng xương và làm các bệnh lý về xương sẵn có trở nên nặng hơn.
- Nhiễm kiềm chuyển hóa khiến các cơ bị co cứng do canxi máu giảm và tăng phản xạ, giảm thông khí phế nang bù trừ gây phổi tắc nghẽn, thiếu oxy máu, co thắt động mạch làm giảm máu lên não và gây ra động mạch vành.
>> Giải đáp những thắc về rối loạn cảm giác kiểu treo >> TẠI ĐÂY

Hiện nay khi bị rối loạn thăng bằng kiềm toan có thể điều trị được không quá khó khăn. Vì thế nếu có một số triệu chứng, biểu hiện trên đây thì bạn nên sớm đến bệnh viện khám và điều trị để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Read more…

Cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà khẩn cấp

07:41 |

Hướng dẫn cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà, sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh bị đột quỵ trước khi đi cấp cứu.

Cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường có các triệu chứng như:
- Cơ thể bị mất thăng bằng, không đứng vững, ngã ra nền.
- Đột nhiên tầm nhìn bị hạn chế, mắt mờ và tối hẳn, nhìn mọi vật bị nhân ra, có cảm giác như có ruồi bay trước mặt.
- Đau đầu dữ dội có thể kèm buồn nôn, chóng mặt, không có ý thức, hay quên, mất định hướng về thời gian và không gian.
Khi gặp những trường hợp này có thể xử trí tai biến mạch máu não tại nhà như sau:
- Khi người bệnh có dấu hiệu bị đột quỵ, cần đỡ người bệnh nằm xuống tránh bị ngã dẫn đến trấn thương trên cơ thể.
- Nên tìm chỗ thoáng mát, có không khí cho người bệnh nằm, đặt nghiêng đầu về một bên và móc đờm cho bệnh nhân dễ thở.
- Nới rộng quần áo, tháo thắt lưng nếu có để bệnh nhân dễ thở hơn. Xem sắc mặt, hỏi một số câu hỏi xem bệnh nhân có đủ tỉnh táo hay không. Liên tục nhắc bệnh nhân hít thở sâu.
- Nếu người bệnh lên cơn động kinh, co giật thì để cả cơ thể nằm nghiêng, cho vật cán để tránh bệnh nhân cắn lưỡi.
- Xử trí tai biến mạch máu não tại nhà bằng cách làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt khi bệnh nhân có dấu hiệu bất tỉnh, ngưng thở.
- Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay cho xe cứu thương.
- Tránh di chuyển bệnh nhân nhiều có thể làm bệnh tình trở nặng hơn
- Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào, không xoa bóp, chỉ để bệnh nhân nằm một chỗ cho đến khi đưa đi cấp cứu.
Lưu ý: khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ cần xử trí tai biến mạch máu não tại nhà như trên và theo dõi biến động của bệnh nhân từng phút cho đến khi đưa đi cấp cứu. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất và nhanh nhất có thể chứ không chờ xem cơn bệnh có hết hay không, vì chỉ chậm thời gian một chút cũng có thể khiến bệnh nhân bị tổn thương não và gây ra những khuyết tật vĩnh viễn.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý không thể xem thường. Bệnh nhân khi lên cơn đột quỵ có thể bị liệt, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong khi mức độ tổn thương não quá lớn. Vì vậy, nên biết cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà để đề phòng cho người thân và cho chính bản thân mình.

Read more…